k47e we rock
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

Quần Đảo Hoàng Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
westlifeFTU2
tổng giám đốc
westlifeFTU2

Nam
Age : 35 Registration date : 22/02/2009 Tổng số bài gửi : 303 ĐẾN TỪ :

Quần Đảo Hoàng Sa Vide
Bài gửiTiêu đề: Quần Đảo Hoàng Sa   Quần Đảo Hoàng Sa Icon_minitimeSun Jun 28, 2009 4:55 pm

Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "Cát Vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands;là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.

Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.

Quần Đảo Hoàng Sa Maphoangsa

Vị trí Biển Đông
Tọa độ 16°30′N 112°00′E / 16.5, 112
Tổng số đảo 16
Các đảo chính Đảo Hòn Đá, Đảo Cây, Đảo Phú Lâm
Đường bờ biển 518 kilômét (321,870277456 mi)
Điểm cao nhất Chưa được đặt tên ở đảo Hòn đá : 14 mét (45,9317586 ft)
Tranh chấp giữa Trung Quốc ( Tỉnh Hải Nam ) và Việt Nam
( Huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng )

Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã có nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1782-1840). Sách Hoàng Việt địa dư chí có chép:

Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra đội quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh (Quảng Ngãi - huyện Bình Sơn - phủ Tư nghĩa) để luôn luôn canh giữ. Hàng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang theo lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ, vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ, vừa khai thác vật báu. Đến tháng 8 thì về, họ vào Cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân.

Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của hội (Univer, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:

Tôi không kể dài dòng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây.

Trong tác phẩm Hồi ký về Đông Dương, tác giả Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến đảo Hải Nam.

Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18°13' Bắc".

Sau sự kiện tháng 1 năm 1974, các học giả Trung Quốc tìm kiếm trong sách cổ, dựa vào các chi tiết liên quan đến biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, để làm bằng chứng cho luận thuyết "các đảo Nam hải xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc" do nhân dân Trung Quốc "phát hiện và đặt tên sớm nhất", "khai phá và kinh doanh sớm nhất", do Chính phủ Trung Quốc "quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất". Đầy đủ nhất có thể kể đến cuốn Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta do Hàn Chấn Hoa, một giáo sư có tên tuổi ở Trung Quốc và nước ngoài, chủ biên (1995-1998), xuất bản năm 1988. Các ấn phẩm về sau như của Phan Thạch Anh và nhiều học giả Đài Loan cũng chủ yếu dựa theo cuốn sách này.

Năm 1996, cuốn Chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratlys của bà Monique Chemilier Gendreau, một luật sư, giáo sư có tên tuổi ở Pháp và nước ngoài đã làm cho các học giả Trung Quốc bối rối và họ đã mời bà sang Bắc Kinh nói là để cung cấp thêm tài liệu. Bà đã đến Bắc Kinh và đối mặt với mấy chục học giả Trung Quốc. Bà cho biết học giả Trung Quốc không giải đáp được những vấn đề do bà đặt ra, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục.

Ngày 3 tháng 9 năm 1993, trong bài đăng trên tạp chí Window (Hồng Kông), tác giả Phan Thạch Anh đưa ra sự kiện quần đảo Nam Sa được sát nhập vào đảo Nam Hải năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường (789) và thủy quân đời nhà Nguyên đã đi tuần quần đảo Nam Sa năm 1293. Nhưng khi tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 4/1994 của Việt Nam khẳng định và chỉ rõ tài liệu liên quan đến hai sự kiện này không liên quan gì đến các quần đảo ở Biển Đông thì trong cuốn sách mới xuất bản về quần đảo Nam Sa năm 1996, tác giả Phan Thạch Anh đã không nhắc đến hai sự kiện này nữa.

Một trong những nghiên cứu mới đây được công bố về Hoàng Sa là luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Nhã, đề tài Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ ngày 18 tháng 1 năm 2003 (29 năm sau trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Ông Nguyễn Nhã nói: "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc, có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi"

Trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 :



Quần Đảo Hoàng Sa 410px1

Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong dó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Giáp Ngọ 1834). (trích từ vnexpress.net) Nguồn:
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DD47/

Trước đây ngư dân và tàu bè Việt Nam vẫn tự do đánh cá và đi lại và trong vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nhưng kể từ khi Trung quốc tấn công lực lượng đồn trú của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm quần đảo này ngày 19 tháng 01 năm 1974, thì mọi hoạt động có tính cách dân sự của họ trong vùng biển Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung quốc cấm đoán và bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm.

Sau khi chiếm đóng quần đảo này, Trung quốc tiếp tục lấn về vùng biển phía nam bằng cách đột ngột tấn công và chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988. Kết quả là từ khi mất quyền kiểm soát Hoàng Sa, những nổ lực khai thác mỏ dầu ở Biển Đông của Việt Nam rơi vào thế bị động, mọi dự án của ta hầu như bị Trung quốc can thiệp.

( Theo vi.wikipedia.org - Bách Khoa Toàn Thư Mở Tiếng Việt )
Về Đầu Trang Go down
loneliness_is_best
tổng giám đốc
loneliness_is_best

Nam
Age : 33 Registration date : 02/01/2009 Tổng số bài gửi : 49 ĐẾN TỪ :

Quần Đảo Hoàng Sa Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Quần Đảo Hoàng Sa   Quần Đảo Hoàng Sa Icon_minitimeThu Jul 02, 2009 10:07 pm

Rõ ràng là Hoàng Sa với Trường Sa là của VN, ko ai có thể phủ nhận đc điều này. Có điều TQ nó lớn và mạnh quá, nước mình mà cứng rắn chút là tụi nó "xử" mình ngay. Thế mấy bạn bàn luận thử xem nước VN anh dũng kiên cường có nên dùng quân sự đánh lại tụi TQ đag chiếm 2 quần đảo này ko? redeye
Về Đầu Trang Go down
westlifeFTU2
tổng giám đốc
westlifeFTU2

Nam
Age : 35 Registration date : 22/02/2009 Tổng số bài gửi : 303 ĐẾN TỪ :

Quần Đảo Hoàng Sa Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Quần Đảo Hoàng Sa   Quần Đảo Hoàng Sa Icon_minitimeFri Jul 03, 2009 11:58 pm

loneliness_is_best đã viết:
Rõ ràng là Hoàng Sa với Trường Sa là của VN, ko ai có thể phủ nhận đc điều này. Có điều TQ nó lớn và mạnh quá, nước mình mà cứng rắn chút là tụi nó "xử" mình ngay. Thế mấy bạn bàn luận thử xem nước VN anh dũng kiên cường có nên dùng quân sự đánh lại tụi TQ đag chiếm 2 quần đảo này ko? redeye

Nếu xét về thực lực quân sự thì Việt Nam ko phải là đối thủ của Trung Quốc , nhưng Việt Nam có 1 thứ vũ khí mà khi phát huy hết tiềm lực và khả năng thì Trung Quốc chẳng là cái thá gì ,đó là tinh thần dân tộc của người Việt

Ở đây tau có ghi rõ hơn nè , mày zô đây coi đi Thiện :
http://k47e.friendhood.net/forum-f5/topic-t309.htm#909
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Quần Đảo Hoàng Sa Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Quần Đảo Hoàng Sa   Quần Đảo Hoàng Sa Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down

Quần Đảo Hoàng Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
k47e we rock :: tin tức -
Free forum | Âm nhạc | Rock, Punk, Alternative | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất