k47e we rock
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

Quần Đảo Trường Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
westlifeFTU2
tổng giám đốc
westlifeFTU2

Nam
Age : 35 Registration date : 22/02/2009 Tổng số bài gửi : 303 ĐẾN TỪ :

Quần Đảo Trường Sa Vide
Bài gửiTiêu đề: Quần Đảo Trường Sa   Quần Đảo Trường Sa Icon_minitimeThu Jun 04, 2009 5:48 pm

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands;tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông.

Quần Đảo Trường Sa Bandotruongsa

Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông
Đường bờ biển: 926 km
Đơn vị hành chính (là những tuyên bố chủ quyền của các nước về một phần hay toàn bộ nhưng chưa có cột mốc biên giới):
Tuy nhiên có thể khẳng định Trường Sa thuộc về Việt Nam và trên tài liệu lịch sử không có sự tranh chấp này.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo. Kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.

Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.

Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malaysia và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Những nước tham gia tranh chấp này có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình.

Quần Đảo Trường Sa Babinh

Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành khăn (Mischief reef) từ tay Philippines, gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines.

Quần Đảo Trường Sa Bai172new

Đầu năm 1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đảo đá ngầm này. Mặc dầu những tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút, nhưng chúng vẫn là một trong những nguyên nhân có thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Đông Nam Á với sự tham gia của Trung Quốc hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các nước tuyên bố chủ quyền khác.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quần đảo Trường Sa không chỉ đơn giản là một mối nguy cho tàu chở hàng đi qua đó là khi vào năm 1968 người ta tìm thấy dầu mỏ trong vùng. Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm năng trữ lượng dầu khí to lớn này góp phần làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền. Ngày 11 tháng 3 năm 1976, cuộc thám hiểm dầu khí lớn đầu tiên của Philippines được tiến hành ngoài khơi Palawan, trong khu vực quần đảo Trường Sa, và các khu khai thác ở đó hiện chiếm năm mươi phần trăm toàn bộ số dầu tiêu thụ tại Philippines.

Các nước tuyên bố chủ quyền không cấp giấy phép khai thác ngoài khơi trong vùng đảo vì sợ gây ra một sự xung đột lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh cãi về lãnh thổ được giải quyết hay các nước tham gia đạt được thoả thuận chung.

Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đôla. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Philippines và các nước khác - đặc biệt là Trung Quốc - về những tàu đánh cá nước ngoài trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc.

Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông.

Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông. Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía tây Philippines. Việc Trung Quốc chiếm đảo này cũng có thể có mục đích đối chọi với Đài Loan hơn là với Philippines bởi vì Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu của Đài Loan. Đó cũng có thể chỉ đơn giản là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thông báo sự củng cố quyền bá chủ trong vùng của họ.

Một xô xát diễn ra liên quan tới một tàu dân sự vào ngày 10 tháng 4 năm 1983, khi một du thuyền của Đức bị bắn chìm. Không ai bị coi là chịu trách nhiệm về vụ này.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Kết quả 74 [1]chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam tử nạn giữa biển khơi, sau đó Trung Quốc chiếm giữ sáu đảo nhỏ trong một vùng từng nằm dưới sự quản lý của Việt Nam.




Vào tháng 4 năm 1988, một tháng sau vụ tấn công chiếm đóng, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Để trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng bởi các nước có bờ biển ở vùng biển quần đảo Trường Sa về sự xâm phạm của các tàu nước ngoài đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, Liên hiệp quốc đã họp và ra Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS) năm 1982 để xác định các vấn đề về các biên giới biển quốc tế. Về những lo lắng trên, chúng được giải quyết rằng một nước có đường bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm hàng hải quyền tài phán từ biên giới đất liền của mình. Tuy nhiên UNCLOS không thể giải quyết vấn đề làm thế nào để giải quyết các tranh chấp chồng lấn và vì thế tương lai của quần đảo vẫn còn mờ mịt.

Tháng 11/2007,Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa,đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam,có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa) và Trung Sa, với diện tích bằng 1/4 diện tích nước Trung Quốc.Trong 3 quần đảo trên, Hoàng Sa đang thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, còn Trường Sa thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Việc thành lập thị xã này đã bị Chính phủ Việt Nam phản đối. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, "hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

Kỳ họp thứ 10 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng khoá VII ngày 7 tháng 12 năm 2007 khẳng định Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố này và phản đối Trung Quốc đòi quản lý quần đảo này.

( Theo vi.wikipedia.org - Bách Khoa Toàn Thư Mở Tiếng Việt )
Về Đầu Trang Go down

Quần Đảo Trường Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
k47e we rock :: tin tức -
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất